MÁY ĐO QUANG PHỔ LÀ GÌ? CÔNG DỤNG CÁCH SỬ DỤNG CỦA MÁY? MÁY ĐO QUẢNG PHỔ DF CỦA ACCUD.

1. MÁY ĐO QUANG PHỔ LÀ GÌ?

Máy quang phổ là một thiết bị hoạt động dựa trên sự phân tích ánh sáng. Nó sẽ phân tích chùm sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc khác nhau, giúp quan sát và xác định được các thành phần của một nguồn sáng. Hay có thể hiểu theo các khác, máy quang phổ là thiết bị dùng trong nhận biết các thành phần cấu tạo của một chùm sáng phức tạp từ một nguồn sáng phát ra.

Thông qua việc phân tích ánh sáng, người ta sẽ thu được các thông tin về tính chất, thành phần của khối vật chất. Từ đó, dễ dàng xác định đực hàm lượng của các thành phần cũng như cấu tạo của khối chất.

2. CẤU TẠO CỦA MÁY ĐO QUANG PHỔ

Một máy quang phổ bao gồm những bộ phận chính sau:

Ống chuẩn trực: đây là bộ phận đảm nhiệm vai trò biến chùm sáng đi vào khe hẹp F thành chùm tia song song dựa vào thấu kính hội tụ.

Hệ tán sắc: bao gồm hai lăng kính có tác dụng làm tán sắc chùm sáng vừa ra khỏi ống chuẩn trực.

Buồng ảnh hay ống ngắm hoặc buồng tối: là nơi để đặt mắt quan sát các quang phổ hoặc để thu ảnh quang phổ của nguồn sáng cần nghiên cứu.

3. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY QUANG PHỔ

Máy quang phổ hoạt động dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng với bộ phận chính thực hiện nó là lăng kính. Hiện tượng tán sắc xảy ra do việc chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau và tùy thuộc vào bước sóng của ánh sáng.

Cụ thể như: khi mẫu kim loại cần phân tích được kẹp vào giữa 2 điện cực sẽ kích thích nguồn phát quang dưới nguồn khí trơ bảo vệ. Dưới sự tác động của nguồn phát hồ quang, mẫu bị đốt cháy và tạo ra nguồn ánh sáng trắng (loại ánh sáng vao gồm nhiều loại ánh sáng đơn sắc). Sau đó, ánh sáng này sẽ được đưa vào buồng quang học của hệ thống “máy quang phổ phát xạ” và đến cách tử, rồi thu nhận ở đầu dò. Cách tử tách ánh sáng trắng này thành các ánh sáng đơn sắc khác nhau. Mỗi ánh sáng đơn sắc đặc trưng lại có một nguyên tố nhất định. Cường độ của ánh sáng tượng trung cho hàm lượng % nguyên tố có trong mẫu. Trong qua trình hoạt động, chùm ánh sáng đơn sắc sẽ được thu nhận ở đầu dò (detector). Đầu dò tiếp nhận và biến đổi năng lượng ánh sáng tạo thành mức năng lượng điện áp. Cuối cùng, nguồn năng lượng này được đưa vào trong bo mạch điện tử để thu thập dữ liệu, tính toán và cho ra kết quả phân tích.

4. CÁCH SỬ DỤNG MÁY ĐO QUANG PHỔ

Trước hết, tiến hành chiếu vào khe F của ống chuẩn mực C một chùm ánh sáng được phát ra từ nguồn sáng J. Giả sử, nguồn sáng J sẽ phát ra hai bức xạ đơn sắc là đỏ và tím.

Sau đó, ánh sáng phát ra từ nguồn sáng J sẽ trở thành chùm tia sáng song song dưới tác dụng của thấu kính L1.

Chùm sáng song song sau khi vào lăng kính sẽ bị tách thành hai chùm sáng song song: gồm một chùm màu đỏ và một chùm màu tím. Hai chùm này lệch theo hai phương khác nhau.

Cuối cùng, thu được hai vạch quang phổ là vạch S1 có màu đỏ và vạch S2 có màu tím trên màn M của buồng ảnh nhờ vào thấu kính hội tụ L2.

5. CÁC LOẠI QUANG PHỔ 

5.1. Quang phổ liên tục

Khái niệm: Là một dải sáng với màu biến đổi liên tục và không bị gián đoạn.

Nguồn và điều kiện phát sinh: Do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khỉ với áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng.

Đặc điểm cơ bản: Chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ nguồn sáng mà không phụ thuộc vào thành phân cấu tạo.

Ứng dụng: Dùng cho xác định nhiệt độ các vật phát sáng, nhất là các vật ở xa.

5.2. Quang phổ vạch phát xạ

Khái niệm: Là một hệ thống các vạch sáng riêng lẻ trên một nền tối hay có thể hiểu là các vạch màu riêng lẻ và ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.

Nguồn và điều kiện phát sinh: Do các chất khí hay hơi áp suất thấp khi bị nung nóng đến nhiệt độ cao hoặc kích thích bằng điện đến phát sáng phát ra.

Đặc điểm cơ bản: Số lượng cùng vị trí các vạch của quang phổ phát xạ của nguyên tố khác nhau thì khác nhau và có độ sáng tỷ đối cũng khác nhau ở các vạch. Mỗi một nguyên tố sẽ có một quang phổ vạch phát xạ đặc trưng.

Ứng dụng: Sử dụng để nhận biết thành phần cấu tạo nên chất trong các hỗn hợp hay hợp chất.

5.3. Quang phổ vạch hấp thụ

Khái niệm: Là hệ thống các vạch tối riêng rẽ nằm trên nền quang phổ liên tục.

Nguồn và điều kiện phát sinh: Do chất khí với áp suất thấp được đặt trên đường đi của một chùm sáng trắng.

Đặc điểm cơ bản: Vị trí của các vạch tối trùng với vị trí các vạch màu của quang phổ vạch phát xạ của chất hơi đó.

Ứng dụng: Dùng trong xác định các thành phần của hợp chất

6. MÁY ĐO LỰC KĨ THUẬT SỐ DF

Mã số: DF10

Dải đo: 10N

Độ phân giải: 0,001N

Độ sai số: ±0,2%

Kích thước: 153x73x34mm

Khối lượng 700g

Đơn vị: mN, N, gf, ozf, Ibf

Bảo hành 1 năm.
Giấy chứng nhận chất lượng.
Tặng hộp đựng chuyên dụng.
Phụ kiện đi kèm *Tùy loại*.
Chi tiết và báo giá xem tại: https://accudvn.com/san-pham/may-do-luc/
Hoặc liên hệ trực tiếp ACCUD Việt Nam
Website: https://accudvn.com/

ĐỊA CHỈ: Ô 25, DC 13, ĐƯỜNG D1, KDC VIETSING, KP4, P. AN PHÚ, TP.THUẬN AN, T. BÌNH DƯƠNG
TEL: (0274) 3990 155/ 0865 771 339 (Ms. Nhung)
Email: tdcxdc@gmail.com

Facebook: ACCUD Việt Nam: https://www.facebook.com/thuockep/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *