BỘ CĂN MẪU DÙNG CHO THƯỚC KẸP, PANME ĐIỆN TỬ

     1.CĂN MẪU CHUẨN LÀ GÌ?

Bộ căn mẫu chuẩn thường được dùng để đo các khe trên các chi tiết khi được máy CNC gia công xong. Đặc biệt còn được dùng để làm tiêu chuẩn kiểm tra lại dung sai của thước cặp, đồng hồ so, panme,… Có thể nói căn mẫu chuẩn chính là thước đo cơ bản để đo trở lại các dụng cụ đo lường khác.

Căn mẫu được phát minh bởi Carl Edvard Johansson- 1 kĩ sư cơ khí người Thụy Điển. Căn mẫu chuẩn có hình dạng là một khối hình hộp chữ nhật, với các bề mặt được làm cực kỳ phẳng và độ song song của các mặt đối diện gần như tuyệt đối, đảm bảo cho độ chính xác cực cao về kích thước.

 

     2.CÁC CẤP ĐỘ CỦA CĂN MẪU CHUẨN

  • Cấp độ K có sai số nhỏ nhất về độ phẳng và độ song song của các cạnh khối căn mẫu. Các bộ căn mẫu cấp K  được dùng chủ yếu trong hiệu chuẩn hoặc nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm. Chúng cũng được sử dụng để kiểm tra độ chính xác của các căn mẫu dùng đo kiểm các chi tiết trong xưởng gia công, căn mẫu dùng kiểm tra dụng cụ đo và kiểm tra trực tiếp độ chính xác của các dụng cụ đo.

  • Căn mẫu cấp 0 cũng được sử dụng như một khối chuẩn tương tự như căn mẫu cấp K để kiểm tra độ chính xác của các căn mẫu dùng đo kiểm các chi tiết trong xưởng gia công, kiểm tra độ chính xác các căn mẫu dùng kiểm tra thiết bị đo và cũng để kiểm tra trực tiếp độ chính xác và hiệu chuẩn các dụng cụ, thiết bị đo.

  • Căn mẫu cấp 1 thường được dùng để kiểm tra và hiệu chuẩn độ chính xác của các thiết bị, dụng cụ đo lường hoặc các bộ phận, dụng cụ cơ khí. Các bộ căn mẫu cấp 1 được sử dụng trong cả phòng lab và xưởng sản xuất.

  • Căn mẫu cấp 2 được dùng để đo lường các chi tiết gia công, hiệu chỉnh các dụng cụ, thiết bị đo cơ khí. Được sử dụng chủ yếu trong các xưởng gia công để kiểm tra các sản phẩm.

   3. CÁCH DÙNG CĂN MẪU CHUẨN

Để đảm độ chính xác cao nhất, cũng như thực hiện các phép đo lường, kiểm tra với khối căn mẫu được hiệu quả nhất thì trong quá trình thao tác, các bạn nên sử dụng găng tay chuyên dụng và khăn sạch không có tơ vải để vệ sinh các bề mặt của khối căn mẫu. 

Trước khi thực hiện các phép đo kiểm, cần đảm bảo khu vực đo lường được sạch sẽ, lau sạch các bề mặt của căn mẫu bằng dung dịch cồn 99,9% hoặc nước rửa chuyên dụng, đồng thời cũng lau sạch các bề mặt của chi tiết hoặc dụng cụ đo có tiếp xúc với bề mặt căn mẫu.

Trong khi đo, các bạn không nên xoay vặn mạnh, không cọ sát căn mẫu với thiết bị đo vì sẽ gây trầy xước bề mặt căn mẫu cũng như trên các hàm đo của thiết bị đo. Nếu sử dụng căn mẫu để kiểm tra kích thước của các chi tiết, cần thao tác nhẹ nhàng.

Các khối căn mẫu có thể được lắp ghép lại với nhau bằng các phụ kiện đi kèm, nhằm tạo ra những kích thước lớn hơn, đáp ứng cho yêu cầu đo kiểm. 

 

   4. SO SÁNH CĂN MẪU BẰNG THÉP VÀ CERAMIC

  • Căn mẫu bằng thép

Các khối căn mẫu bằng thép là loại được sử dụng thông dụng nhất hiện nay. Một ưu điểm của thép là nhiều sản phẩm công nghiệp cũng được làm bằng thép, điều này giúp cho quá trình đo kiểm được ổn định hơn do sự giãn nở nhiệt tương đồng giữa khối căn mẫu và các sản phẩm hay dụng cụ được đo kiểm. 

Bản thân thép cũng là một vật liệu chắc chắn có thể chịu được quá trình tác động liên tục mà ít cho nguy cơ hư hỏng. Đặc tính bề mặt bóng mịn của các khối căn mẫu bằng thép cũng giúp cho việc ghép nối các bộ căn mẫu với nhau đảm bảo được độ chính xác cao của kích thước. 

Một ưu điểm khác của các khối căn mẫu bằng thép là chúng thường không đắt để mua và dễ thay thế. Tuy vậy, chúng lại dễ bị ăn mòn theo thời gian, đòi hỏi phải thay thế thường xuyên hơn so với các căn mẫu bằng sứ ceramic.

 

  • Căn mẫu bằng ceramic

Các khối căn mẫu bằng sứ ceramic ít được sử dụng hơn các khối thép. Một ưu điểm của vật liệu ceramic là hệ số giãn nở nhiệt gần như bằng 0. Điều này có nghĩa là sự thay đổi nhiệt độ của môi trường ảnh hưởng cực kỳ ít đến kích thước của khối căn mẫu bằng ceramic. Ngoài ra, các khối căn mẫu bằng ceramic có độ biến dạng bằng 0, làm tăng độ tin cậy của các phép đo được thực hiện bởi chúng. 

Chất liệu ceramic cũng ngăn ngừa trầy xước cũng như ăn mòn theo thời gian, giúp cho các khối căn mẫu này được bền hơn, sử dụng được lâu hơn dù chi phí ban đầu cao hơn loại bằng thép. Nhược điểm chính của căn mẫu ceramic là có độ giòn cao, dễ bị nứt, vỡ nếu không may bị rơi hoặc va đập với một công cụ khác

 

  • Chọn căn mẫu bằng thép hay bằng ceramic

Mỗi khối căn mẫu bằng thép hay ceramic đều có những ưu nhược điểm nhất định. Nói chung, các khối căn mẫu bằng thép có khả năng chống hư hỏng do ngoại lực tốt hơn, phù hợp với nhiều sản phẩm có mức độ giãn nở nhiệt tương ứng, cung cấp độ chính xác cao trong các phép đo. Các khối căn mẫu bằng ceramic lại có khả năng chống ăn mòn cao, hệ số giãn nở nhiệt và biến dạng gần như bằng 0, có thể sử dụng với thời gian lâu hơn. Tóm lại, tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng, ứng dụng thực tế trong đo kiểm mà bạn có thể lựa chọn loại căn mẫu phù hợp.

  • Phụ Kiện đi kèm

Accud Việt Nam cung cấp các loại căn mẫu chữ nhật, căn mẫu vuông cho thước kẹp điện tử, panme điện tử, căn mẫu ceramic, căn mẫu bằng thép, phụ kiện đi kèm… Bạn có thể xem tất cả tại: Bộ căn mẫu Accud

 

    5. CÁCH BẢO QUẢN BỘ CĂN MẪU

Để đảm bảo được độ bền, độ chính xác của căn mẫu. Giúp chúng sử dụng được trong thời gian dài thì bảo quản đúng cách cũng là một phần quan trọng.

Sau khi sử dụng, các khối căn mẫu cần phải được bôi trơn bằng dầu bảo vệ để chống ăn mòn. Đặc biệt các khối căn mẫu bằng thép không được để dính vào nhau lâu hơn 8 tiếng vì nếu không chúng sẽ bị hàn lạnh. Hộp căn mẫu phải được đặt ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng và đảm bảo nhiệt độ ổn định.

LIÊN HỆ MUA HÀNG:

ACCUD VIỆT NAM

Ô 25, DC13, phường An Phú, Tp. Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Liên hệ: 0274 3990 155/ 0865 771 339 (Ms. Nhung)

Email: tdcxdc@gmail.com

Facebook: ACCUD Việt Nam: https://www.facebook.com/ACCUD-Vi%E1%BB%87t-Nam-112784091232877

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *