KÍNH HIỂN VI LÀ GÌ? CÔNG DỤNG CỦA KÍNH HIỂN VI NHƯ THẾ NÀO? CẤU TẠO RA SAO? KÍNH HIỂN VI VIDEO DVM1000 CỦA ACCUDD


Kính hiển vi là một trong những dụng cụ không thể thiếu trong các phòng nghiên cứu lí- hóa- sinh. Chính vì thế kính hiển vi ngày càng được phát triển và liên tục giới thiệu tung ra thị trường với nhiều tính năng mới, giá thành khác nhau. Vậy kính hiển vi là gì? Công dụng ra sao? Cấu tạo như thế nào

1. KÍNH HIỂN VI LÀ GÌ?

Kính hiển vi có thể xem là con mắt thứ 2 của con người, dùng để quan sát những vật rất nhỏ trong không gian mà mắt thường của con người không thể quan sát được. Thiết bị này có thể phóng đại những vật có kích thước cực kỳ nhỏ bé trở nên chi tiết và rõ ràng hơn (độ phóng đại lên từ 40 – 3000 lần). Khả năng quan sát của kính được quyết định bởi độ phân giải.

Hình ảnh hiển vi của vật thể sẽ được phóng đại thông qua nhiều thấu kính, hình ảnh được hiển thị trong mặt phỏng vuông gốc với trục của thấu kính. Kỹ thuật quan sát bằng kính hiển vi được gọi là kỹ thuật hiển vi, tên tiếng anh là microscopy.

Vào năm 1590 Tại Hà Lan ba người thợ Hans Lippershey, Zacharias, Janssen Hans Janssen là những người đầu tiên phát minh ra những chiếc kính hiển vi đầu tiên trên Thế Giới. Đến năm 1611 nhà toán học người Đức Johan Kepler đã bỏ thời gian nghiên cứu và cải tiến tổ hợp thấu kính hội tụ và phân kỳ và được sử dụng cho đến bây giờ. Cho đến nay, khi công nghệ, kỹ thuật khoa học ngày càng phát triển đã cho ra đời những dòng kính hiển vi hiện đại, độ chính xác cao.

2. CÔNG DỤNG CỦA KÍNH HIỂN VI

Kính hiển vi thường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu trong phòng thí nghiệm gồm vi sinh, vi điện tử, nanophysics, công nghệ sinh học, nghiên cứu dược phẩm,..
.
Trong sinh học, kính hiển vi được sử dụng để phóng đại các mẫu sinh học mà mắt thường không thể nhìn thấy được, tế bào động vật, thực vật, vi khuẩn có kích thước cực kỳ nhỏ. Những hình ảnh soi được sẽ phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên.
Sử dụng kính hiển vi soi nổi có thể phóng đại các bo mạch, linh kiện điện tử giúp những người thợ sửa chữa có thể nhìn thấy những chi tiết nhỏ mà mắt thường khó có thể nhìn thấy được. Ứng dụng phổ biến trong sửa chữa điện tử, điện thoại,..

Trong khoa học, y học kính hiển vi được dùng để quan sát và tìm ra các tế bào trong cơ thể, đồng thời quan sát các chất xúc tác với nhau.
Trong khảo cổ thiết bị này được dùng để quan sát các đồ cổ xác định xem đâu là thật đâu là giả

3. CẤU TẠO CỦA KÍNH HIỂN VI



Tùy vào từng loại kính hiển vi mà chúng có chức năng và cấu tạo khác nhau nhưng chúng có một số cấu tạo chung bao gồm 4 hệ thống: giá đỡ, hệ phóng đại, hệ chiếu sáng, hệ điều chỉnh.

Hệ giá đỡ bao gồm các bộ phận: bệ máy, thân máy, revonve mang vật kính, bàn để tiêu bản và kẹp tiêu bản.

Hệ phóng đại bao gồm các bộ phận:

-Thị kính: là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn dùng để tạp ra ảnh thật của vật cần quan sát. Đây là bộ phẩn để người quan sát đặt mắt vào và soi kính, chúng có 2 loại ống đôi và ống đơn.

-Vật kính: Đây cũng là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu đối với kính hiển vi. Có 3 độ phóng đại là x10, x40, x100.

Hệ thống chiếu sáng bao gồm các bộ phận:

-Nguồn sáng

-Màn chắn trong quang tụ để điều chỉnh lượng sánh sáng đi qua tụ quang

-Tụ quang dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng lường ánh sàng vào tiêu bản cần quan sát

-Di chuyển tụ quang lên xuống để điều chỉnh được độ sáng

Hệ thống điều chỉnh bao gồm:

-Ốc vĩ cấp

-Ốc vi cấp

-Ốc điều chỉnh lên xuống

-Ốc điều chỉnh độ tập trung sáng

-Núm điều chỉnh màn chắn

-Ốc di chuyển phiến kính mang tiêu bản

4. CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI

Nắm được cách sử dụng kính hiển vi đúng cách sẽ đem lại hiệu quả cao. Tùy vào cấu tạo của từng máy mà cách sử dụng là khác nhau. Một số thao tác sử dụng kính hiển vi cơ bản như sau:

B1: Tiến hành đặt tiêu bản lên bàn để rồi dùng kẹp giữ tiêu bản

B2: Sau đó, nhỏ 1 giọt dầu soi để soi chìm trên kính hiển vi soi vật kính x100

B3: Tùy theo mẫu tiêu bản mà bản lựa chọn cho mình loại vật kính thích hợp

B4: Điều chỉnh ảnh sáng phù hợp

B5: Điều chỉnh tụ quang đối với vật kính x10 thì hạ đến tận cùng, vật kính x40 để ở đoạn giữa, vật kính x100 thì để quang tụ ở đoạn đầu

B6: Tiến hành điều chỉnh cỡ màn chắn tương ứng với vật kính

B7: Sau đó hạ vật kính sát vào tiêu bản

B8: Mắt nhìn thị kính đồng thời tay vặn ốc vĩ cấp để đưa vật kính lên cho đến khi nhìn thấy hình ảnh mờ của trường rồi tiến hành điều chỉnh ốc vi cấp để nhìn được hình ảnh rõ nét nhất.

5. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI

Khi sử dụng kính hiển vi quý khách hàng cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:Với kính hiển vi cần được đặt ở nơi khô thoáng, khi không sử dụng nữa thì bạn nên đặt kính hiển vi nào hộp có gói hút ẩm silicagel để không làm máy ẩm mốc.

Tiến hành lau giá đỡ hàng ngày bằng khăn lau sạch và lau vật kính dầu bằng giấy mềm chuyên dụng có tẩm xylen hoặc cồn.

Cuối cùng lau hệ thống chiếu sáng định kỳ để ánh sáng được chuẩn nhất.

6. KÍNH HIỂN VI VIDEO DVM1000



Mã số: DVM1000

Độ phóng đại: 0.7X-5X

Tổng độ phóng đại: 25X-180X

Khoảng cách xem: 1.8mm-12mm(L)

Khoảng cách làm việc: 105mm

Độ phân giải camera: 1920×1080

Kích thước pixel camera: 2.75*2.75 µm

Tỉ lệ khung hình: 60fps

Độ chiếu sáng: Có thể điều chỉnh được nguồn sáng

LCD trưng bày: 1080P

Kích thước: 260x320mm

Khối lượng: 6kg

Tặng hộp đựng chuyên dụng
Phụ kiện đi kèm *Tùy loại*
Chi tiết và báo giá xem tại:https://accudvn.com/san-pham/video-microscope-dvm1000/
Hoặc liên hệ trực tiếp ACCUD Việt Nam
Website: https://accudvn.com/
ĐỊA CHỈ: Ô 25, DC 13, ĐƯỜNG D1, KDC VIETSING, KP4, P. AN PHÚ, TP.THUẬN AN, T. BÌNH DƯƠNG
TEL: (0274) 3990 155/ 0865 771 339 (Ms. Nhung)
Email: tdcxdc@gmail.com
Facebook: ACCUD Việt Nam: https://www.facebook.com/thuockep/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *