MÁY ĐO ĐỘ CỨNG LÀ GÌ? NHỮNG THÔNG TIN CẦN THIẾT VỀ MÁY ĐO ĐỘ CỨNG?

1. MÁY ĐO ĐỘ CỨNG LÀ GÌ?

Độ cứng là một đơn vị đo của vật liệu, chống lại lực ấn từ các mũi thử, trị số càng lớn thì độ bền càng lớn.

Máy đo độ cứng dùng để độ độ cứng của vật liệu

2. THANG ĐO ĐỘ CỨNG MOHS.

Các loại thang đo độ cứng hiện nay đều chủ yếu sử dụng cho khoáng vật. Thang này được sử dụng để đo khả năng làm trầy xước và chống là trầy xước của khoáng vật, dựa trên việc sử dụng những khoáng vật khác nhau. Khoáng vật có độ cứng lớn hơn thì sẽ làm trầy xước được những khoáng vật có độ cứng bé hơn.

Độ cứng MOHS

Phương pháp này chỉ có tính chất là so sánh tương đối, và có ý nghĩa trong việc nghiên cứu tính chất của tinh thể, không có ý nghĩa trong việc ứng dụng sản xuất và đo lường.

3. ĐỘ CỨNG BRINELL

Đây là một thang đo độ cứng sử dụng phổ biến và lâu đời. Đây là phương pháp đo thuộc dạng ấn lồi lõm. Mũi thử là một đầu viên bi có đường kinh D và lực ấn P xác định. Tác dụng một lực vuông góc lên một mẫu thử trong một khoảng thời gian xác định, tạo nên một vết lõm. Sau đó xác định đường kính vết lõm, và tính được độ cứng kí hiệu HB.

Đường kính đầu bi có thể là 10mm, 5mm hoặc 1mm với lực ấn là 3000kgf, 750kgf hoặc 30kgf. Mối quan hệ P/D2 được chuẩn hóa để kết quả đo được ổn định ứng với nhiều loại vật liệu khác nhau. Ví dụ với thép, tỷ lệ này là 30:1, với nhôm tỷ lệ này là 5:1.

Đặc trưng của phương pháp Brinell:

1. Cần một kính lúp có vạch đo hoặc kính hiển vi, hoặc máy đo quang học để xác định vật lõm.

2. Lực ấn lõm chỉ tác dụng một lần lên bề mặt của vật thử.

3. Đây là một phương pháp đo nhanh nên độ chính xác không cao

4. Không áp dụng cho vật có có chất liệu quá cứng, tấm mỏng, bề mặt cong.

4. ĐỘ CỨNG ROCKWELL

Đây cũng là một loại thang đo độ cứng phổ biến hiện nay, dựa trên phương pháp đo thuộc dạng ấn lõm. Điểm khác biệt so với phương pháp Brinell, đó là phương pháp Rockwell sẽ ấn 2 lần lên bề mặt mẫu thử. Chênh lệch độ lún sâu giữa 2 lần ấn lực sẽ được dùng để tính toán độ cứng. Như vậy, phương pháp này không cần hệ thống quang học để đo kích thước vết lõm. Đơn vị chung của thang đo Rockwell là HR (Hardness Rockwell).

Phương pháp này sử dụng 2 loại mũi đo: đầu bi (Carbide Tungsten) và mũi kim cương dạng chóp, góc đỉnh 120º (kim cương).

Phương pháp này có rất nhiều thang đo cùng hệ, tùy thuộc vào dạng mũi đo, lực ấn. Do đó, chúng ta sẽ thấy nhiều loại đơn vị đo của Rockwell, như HRA, HRB, HRC,… đều bắt đầu bằng ký hiệu HR, ký hiệu thứ 3 theo bảng bên dưới để phân biệt.

Bảng độ cứng Rockwell:

Bảng độ cứng Rockwell

Không cần kính hiển vi, máy đo quang học để xác định vết lõm.

Đặc trưng của phương pháp Rockwell:

1. Lực ấn lõm tác dụng 2 lần trên bề mặt mẫu thử, cần thời gian để đạt đúng chiều sâu ở mỗi lần ấn lực.

2. Phương pháp đo nhanh, độ chính xác cao.

3. Chỉ áp dụng với chi tiết có phạm vi nhỏ.

4. Không phù hợp với vật liệu tấm mỏng, xi mạ.

5. Thang đo rộng do có nhiều loại đơn vị đo, có thể chuyển đổi đơn vị đo cùng hệ Rockwell.

5. ĐỘ CỨNG VICKER

Đây cũng là một loại thang đo độ cứng phổ biến hiện nay, dựa trên phương pháp đo thuộc dạng ấn lõm. Phương pháp gần giống với phương pháp Brinell, nhưng độ chính xác cao hơn.

Đầu tiên, điều chỉnh hệ thống quang học để nhìn thấy rõ bề mặt của mẫu. Sau đó, mũi chóp kim cương sẽ ấn với lực chỉ định một lần . 2 đường chéo của vết lõm và lực ấn sẽ được dùng để tính toán độ cứng, đơn vị đo là HV. Phương pháp này sử dụng mũi kim cương dạng chóp, góc 2 cạnh đối diện 136º.

Đặc trưng của phương pháp Vicker:

1. Cần kính hiển vi, máy đo quang học để xác định bề mặt mẫu cũng như vết lõm.

2. Lực ấn lõm tác dụng 1 lần trên bề mặt mẫu thử, cần thời gian để hình thành vết lõm rõ ràng.

3. Phương pháp đo được độ cứng các chi tiết nhỏ, đòi hỏi bề mặt được gia công kỹ lưỡng.

4. Đo được độ cứng vật liệu mỏng, lớp phủ.

6. ĐỘ CỨNG LEEB

Độ cứng Leeb thuộc phương pháp đo theo kiểu bật nẩy của bi đo. Theo nguyên lý động lực Leeb, giá trị độ cứng được tính từ sự mất năng lượng của vật thể va chạm xác định sau khi tác động lên một mẫu kim loại. Chỉ số Leeb (vi, vr) được lấy làm thước đo tổn thất năng lượng do biến dạng dẻo: mẫu thử càng cứng thì tốc độ phản lực của bị đo phục hồi nhanh hơn so với mẫu mềm hơn. Một bộ từ tính bên trong ống đo điện áp thay đổi khi bị đo nẩy lại, di chuyển qua cuộn dây đo.

Phương pháp Leeb cũng có khá nhiều đơn vị đo, các bạn có thể xem bảng dưới đây để dễ phân biệt sự khác nhau:

bảng đo độ cứng LEEB

Đặc trưng của phương pháp Leeb

1. Là phương pháp đo cơ động và nhanh chóng.

2. Đo được các mẫu có kích thước lớn và khối lượng >1kg.

3. Có thể chuyển đổi sang nhiều đơn vị đo khác.

4. Độ chính xác và độ lặp lại ở mức tương đối, thấp hơn so với các loại máy bàn của Rockwell, Vicker.

Quy trình hiệu chuẩn máy đo độ cứng

Lưu ý: Đây là quy trình theo chuẩn chung, quy trình cụ thể trên thực tế sẽ có những điểm khác biệt nhất định, phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng.

7. PHƯƠNG TIỆN HIỆU CHUẨN MÁY ĐO ĐỘ CỨNG

Các phương tiện hiệu chuẩn trong bảng sau đều cần có dải đo phù hợp:

phương tiện hiệu chuẩn

8. ĐIỀU KIỆN HIỆU CHUẨN

Khi tiến hành hiệu chuẩn phải đảm bảo những điều kiện sau:

Nhiệt độ nơi đặt máy phải đảm bảo 27°C- 50°C

Vị trí đặt máy phải tránh được ảnh hưởng của ăn mòn hóa chất và chấn động.

Máy phải được lắp đặt chắc chắn theo thuyết minh hướng dẫn lắp đặt, sử dụng. Việc hiệu chuẩn được thực hiện tại nơi lắp đặt máy.

9. TIẾN HÀNH HIỆU CHUẨN

1. Kiểm tra bên ngoài

Kiểm tra theo những yêu cầu sau:

Máy phải có nhãn hiệu ghi số máy, nơi sản xuất.

Máy phải có đầy đủ các bộ phận và phụ kiện theo thuyết minh sử dụng.

Mặt số của bộ phận chỉ thị giá trị độ cứng hoặc mặt số của các thang chỉ lực thử phải rõ ràng.

2. Kiểm tra kỹ thuật:

-Kiểm tra theo các yêu cầu sau đây:

-Kiểm tra trạng thái cân bằng của máy

-Dùng Nivô kiểm tra độ cân bằng của máy. Độ lệch theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng không quá 1mm/m.

-Kiểm tra trạng thái làm việc của máy

-Kiểm tra bộ phận tạo lực

-Điều khiển các bộ phận truyền động để tạo lực thử ở các mức lực. Bộ phận tạo lực (bao gồm cả bộ phận tăng giảm tốc độ lực thử, nếu có) phải đảm bảo sao cho lực được tạo ra một cách đều đặn, liên tục, không biến động đột ngột.

3. Tiến hành kiểm tra

-Kiểm tra sai số tương đối của lực thử

-Kiểm tra sai số tương đối của giá trị độ cứng.

10. MÁY ĐO ĐỘ CỨNG HR150C CỦA ACCUD

Lực tải: 10kgf (98N)

Tổng lực tải: 60kgf (588N), 100kgf (980N), 150kgf (1471N)

Độ cao bề mặt nâng: thủ công

Kiểm soát tải: Tự động

Kiểm soát thời gian: 1-99s

Độ phân giải: 0,1HR.

Chiều cao kiểm tra tối đa: 170mm.

Cổ họng tối đa: 160mm.

Kích thước: 487x265x726mm.

Khối lượng: 73kg.

Kiếm soát tải cơ giới.

Đơn vị: HB và HV.

Có thể kết nối giao diện với USB.

Bảo hành 1 năm. Giấy chứng nhận chất lượng
Tặng hộp đựng chuyên dụng
Phụ kiện đi kèm *Tùy loại*
Chi tiết và báo giá xem tại: https://accudvn.com/san-pham/digital-rockwell-hardness-tester-hr150c/
Hoặc liên hệ trực tiếp ACCUD Việt Nam
Website: https://accudvn.com/
ĐỊA CHỈ: Ô 25, DC 13, ĐƯỜNG D1, KDC VIETSING, KP4, P. AN PHÚ, TP.THUẬN AN, T. BÌNH DƯƠNG
TEL: (0274) 3990 155/ 0865 771 339 (Ms. Nhung)
Email: tdcxdc@gmail.com
Facebook: ACCUD Việt Nam: https://www.facebook.com/thuockep/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *